Ủy ban ứng phó khẩn cấp đại diện cho khoa y của hơn 20 trường trên toàn quốc thông báo: “Bắt đầu từ ngày 1/4, sau ca làm việc 24 giờ, các bác sĩ sẽ nghỉ cả ngày hôm sau. Chúng tôi đã bỏ phiếu để điều chỉnh số lượng điều trị ngoại trú và phẫu thuật tại các bệnh viện đào tạo nhằm duy trì việc chăm sóc cho bệnh nhân nặng, cần chăm sóc đặc biệt”.
Trước đó, Hiệp hội Giáo sư Y khoa Hàn Quốc, đại diện cho hội đồng giảng viên của 40 trường y trên toàn quốc, gửi thư tới tất cả bệnh viện đào tạo vào ngày 26/3, yêu cầu giảm thời gian làm việc hằng tuần xuống còn 52 giờ. Theo một khảo sát, thời gian làm việc của các giáo sư y khoa Hàn Quốc thường từ 60 tới 100 giờ/tuần.
Trong một tháng qua, các giáo sư y khoa đã làm việc theo ca 36 giờ liên tục, bao gồm cả ca trực đêm, để lấp đầy khoảng trống do hàng loạt bác sĩ nội trú và thực tập sinh đình công.
Với quyết định giảm giờ làm của các bác sĩ cấp cao, tình hình ở các bệnh viện còn trở nên nghiêm trọng hơn. "Hơn một nửa số ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đang bị đẩy lùi. Tình trạng của họ sẽ ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian", trưởng khoa y của một bệnh viện ở Seoul nói với Hankyoreh.
Trung tâm Y tế Samsung đã hạn chế các cuộc hẹn khám ngoại trú ở một số khoa từ đầu tháng 4 đến tháng 5. Bệnh viện không nhận cuộc hẹn khám chữa lần đầu. Một nguồn tin của trung tâm cho biết: “Số ca phẫu thuật đã giảm từ 200 đến 220 ca phẫu thuật mỗi ngày xuống còn 100 ca, với khoảng 50% tổng số ca phẫu thuật bị hoãn lại”.
Ở khu vực y tế tư nhân, các bác sĩ cũng thông báo sẽ bắt đầu cuộc biểu tình “tuân thủ luật pháp” bằng cách giảm số giờ làm việc xuống giới hạn quy định là 40 giờ mỗi tuần.
Tuy nhiên, tác động của các bác sĩ tư không quá lớn do họ thường xử lý các ca bệnh có tình trạng nhẹ. Ngoài ra, số lượng nhân viên y tế tham gia đình công cũng không nhiều. Năm 2010, khi các bác sĩ Hàn Quốc từ chức để phản đối chính sách tương tự, chỉ có 10% lực lượng y tế tư nhân tham gia.
Jeong Hyoung-sun, giáo sư quản lý y tế tại Đại học Yonsei, nhận xét: “Không dễ để các bác sĩ tư tham gia vào các hoạt động tập thể vì họ sẽ mất thu nhập nếu giảm số lượng bệnh nhân khám hoặc điều trị”.
Giữa căng thẳng của Chính phủ Hàn Quốc và lực lượng bác sĩ, các bệnh nhân là những người chịu thiệt hại nhiều nhất.
Kim Sung-ju, người đứng đầu Hội đồng Quyền của Bệnh nhân Ung thư Hàn Quốc, cho biết: “Bệnh nhân ung thư đến phòng cấp cứu của bệnh viện cấp 3 để rồi bị chuyển đến bệnh viện cấp 2 vốn đã chật cứng. Các bác sĩ và chính phủ đang tiếp tục đối đầu mà không đưa ra được ngay cả những điều cơ bản nhất cho các bệnh nhân bị bỏ rơi”.
Theo Yonhap, ngày 1/4, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết sẵn sàng đàm phán và kêu gọi các bác sĩ đưa ra đề xuất về việc tăng số lượng tuyển sinh vào trường y một cách thích hợp mặc dù ông tin rằng mức thêm 2.000 sinh viên y mỗi năm là mức tối thiểu.
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thường tự cao. Họ sợ sai, sợ bị chế giễu, thiếu sự đồng cảm, tự cho mình là trung tâm, không quan tâm nhiều đến người khác. Tiến sĩ Miranda Giacomin nhận định, người ái kỷ thiếu quan tâm đến người khác khiến họ xử lý thông tin về người khác (như tên) kém hơn.
Để kiểm tra quan điểm này, các nhà tâm lý học đã tiến hành một số thí nghiệm để xem những người ái kỷ phản ứng như thế nào với các môi trường khác nhau.
Trong đó có các nhiệm vụ thử thách trí nhớ khi nhìn vào các đồ vật và khuôn mặt khác nhau. Danh sách bao gồm cả ô tô đắt tiền để xem liệu những thứ thường gắn liền với thành công, có tạo ra sự khác biệt đối với những người tham gia hay không. Kết quả cho thấy, những người ái kỷ có vấn đề về trí nhớ trên diện rộng.
Các tình nguyện viên cũng tham dự một bài giảng qua mạng, nơi họ tiếp xúc với những người khác.
Tuy nhiên, những người ái kỷ dành phần lớn thời gian để nghĩ về bản thân nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp thu thông tin về người xung quanh.
Giáo sư tâm lý học Susan Krauss Whitbourne, Đại học Massachusetts (Mỹ), giải thích: “Những cá nhân này có thể không thích khi người khác không nhớ tên họ. Nhưng họ không đặt mình vào vị trí của những người mà họ quên tên".
Việc biết rằng những người ái kỷ có trí nhớ kém sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái về bản thân hơn. Giáo sư Whitbourne viết trên Psychology Todayrằng bạn không nên đánh giá bản thân khi ai đó không nhớ tên bạn. Đó là do tính cách của họ.
Tuy nhiên, vị giáo sư nói thêm: "Một người có thể gặp khó khăn trong việc liên kết tên với khuôn mặt vì những lý do không liên quan gì đến chứng ái kỷ. Những cái tên có thể bay ra khỏi đầu họ ngay khi gặp những người mới vì họ cảm thấy lo lắng hoặc quan tâm đến ấn tượng tạo ra cho người khác”.
Nghiên cứu trên củng cố nguyên tắc nổi tiếng trong tâm lý học nhận thức rằng để ghi nhớ điều gì đó, bạn phải chú ý đến nó ngay từ đầu.
Bé Châu Ngọc (tên gọi của con gái Phan Đinh Tùng) là kết quả của mối tình đẹp như mơ giữa nam ca sĩ sinh năm 1975 với cô học trò cưng kém 12 tuổi Thái Ngọc Bích. Con gái Phan Đinh Tùng thừa hưởng nét đẹp từ mẹ cũng như vẻ đáng yêu của bố.
Trước đó, chuyện bà xã mang bầu, sinh con đều được anh giấu nhẹm. Tận đến khi con gái được 8 tháng tuổi, mọi người mới hay anh đã lên chức bố. Kể từ lần đầu tiên đưa con gái lên sân khấu trong liveshow Dấu ấn, Phan Đinh Tùng rất ít khi cho bé xuất hiện trước công chúng, anh muốn con có một cuộc sống bình yên như bao đứa trẻ khác.
Thay vào đó, vợ chồng nam ca sỹ chỉ đăng tải hình ảnh con trên trang cá nhân để chia sẻ khoảnh khắc đáng yêu của thiên thần nhỏ.
![]() |
![]() |
"Khi có con rồi tôi mới thấu hiểu nỗi niềm của người làm cha mẹ. Dù cả ngày quần quật làm việc có mệt mỏi, áp lực đến đâu, nhưng khi về đến nhà, mọi thứ đều tan biến hết khi nhìn thấy con. Thật chẳng có gì hạnh phúc hơn khi vừa ngủ dậy, mở mắt ra đã nhìn thấy vợ con đầu tiên", nam ca sỹ từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Phan Đinh Tùng từng tự hào tiết lộ, con gái anh rất thích âm nhạc giống bố mẹ. Anh và bà xã Thái Ngọc Bích đã mua cho bé những bộ nhạc cụ riêng để phát triển năng khiếu.
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |